mm (nhập số)
Hãy kéo thước
Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy (cửa, cửa sổ...)
Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khối xây dựng (bếp, bệ, bậc...)
Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần): Đồ nội thất (bàn thờ, tủ...)
Lỗ Ban là ai?
Lỗ Ban tên thật Công Du Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Theo tìm hiểu, có vài truyền thuyết về lai lịch của ông. Theo đó, Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du). Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Theo quan niệm dân gian và truyền thống xây dựng, khi xây nhà mới hoặc sửa chữa nhà, ngoài phong thủy chúng ta thường chọn các kích thước kèm theo niềm tin rằng điều đó mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ. Thước Lỗ Ban là thước đo cho sự lựa chọn đó. Thước Lỗ Ban qua nhiều đời đã có nhiều thay đổi và phiên bản. Dưới đây là 3 loại thước thông dụng được chọn lọc sử dụng. Mỗi thước dùng cho một mục đích khác nhau.
Các loại thước Lỗ Ban:
3 Loại thước thông dụng nhất là:
– Thước 52.2 cm (Thông thủy): Đo khối rỗng các khoản phong thủy trong nhà như lỗ thông gió, cửa chính, cửa sổ…
– Thước 42.9 cm (Dương trạch): Đo khối đặc, các chi tiết trong nhà như đồ nội thất, kích thước bậc tam cấp, giường, bếp…
– Thước 38.8 cm (Âm phần): Đo kích thước Âm trạch như mộ phần, đặc biệt là bàn thờ.

Hướng dẫn sử dụng
Bước 1: Nhập kích cỡ cần tra thước vào ô tìm kiếm để tra cung.

Bước 2: Tương tự cách xem thước cuộn dây. Với sự kết hợp của 3 loại thước trên cùng 1 phần mềm như thước lỗ ban online, bạn có thể xem xét được khoảng đo của mình rơi vào cung tốt hay xấu.
Thông thường, với thước lỗ ban online, người ta áp dụng công thức: “2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng” hoặc “3 đen bỏ, 3 đỏ dùng”.
Tuy nhiên, việc chọn kích thước phù hợp với phong thủy là một việc. Còn đo đạc thế nào để cân đối, đảm bảo an toàn trong xây dựng cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng. Các kiến trúc sư, thợ xây không nên quá cứng nhắc trong việc dùng thước lỗ ban vì có thể dẫn đến sai số, giảm độ bền của công trình.